Giấc Ngủ Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Trí Não Và Thể Chất Bé Như Thế Nào?
Mục lục
Điều này không cần bàn cãi, khi ngủ ngon, nhiều khả năng con bạn sẽ có tâm trạng tốt hơn, tương tác nhiều hơn, ăn uống ngon miệng hơn và xử lý thông tin hiệu quả hơn. Chưa kể khi em bé hạnh phúc, cha mẹ cũng sẽ hạnh phúc hơn!
1. Giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ như thế nào?
Em bé của bạn cần thời lượng ngủ nhất định trong 24 giờ (tùy thuộc vào độ tuổi) để hỗ trợ hoạt động thể chất và phát triển trí não. Vì giấc ngủ quan trọng nhất không thể diễn ra xuyên suốt vào ban đêm nên việc ngủ ngắn vào ban ngày là rất cần thiết. Cha mẹ nên đảm bảo nhu cầu ngủ này được đáp ứng và con bạn cảm thấy tốt nhất.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với trí nhớ, khả năng khái quát hóa và học ngôn ngữ, cho nên những đứa trẻ ngủ không đủ giấc thường có hiệu suất nhận thức kém hơn.
Em bé không ngừng học hỏi những điều mới, kể cả khi thức lẫn khi ngủ.
Sự phát triển trí não nhanh chóng này có thể gây mệt mỏi và khiến trẻ nhỏ dễ bị kích thích quá mức. Đây là lý do tiếp theo lý giải tại sao giấc ngủ ngắn rất quan trọng. Chúng cho phép bộ não của em bé xử lý, lưu trữ những gì đã học được trong ngày và nghỉ ngơi cũng cần thiết về mặt thể chất. Sau đó, khi em bé thức dậy, mọi quá trình học hỏi có thể diễn ra lại từ đầu!
2. Giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như thế nào?
Bên cạnh sự phát triển trí não, thể chất của trẻ cũng bị ảnh hưởng khi ngủ không đủ giấc. Một số khía cạnh dưới đây chứng minh tại sao giấc ngủ lại cần thiết cho trẻ sơ sinh, cụ thể:
Tăng trưởng
Trong những tháng đầu đời, giấc ngủ chiếm gần 50% thời gian của em bé. Hormone tăng trưởng chủ yếu được tiết ra trong khi ngủ, đặc biệt là giấc ngủ sâu. Đảm bảo rằng con bạn ngủ đủ giấc cũng như ngủ ngon nhất có thể sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển.
Cân nặng
Bạn có biết trẻ ngủ không đủ giấc có nguy cơ béo phì cao hơn? Điều này là do khi thiếu ngủ, hormone chịu trách nhiệm giúp trẻ biết khi nào nên ngừng ăn có thể mất cân bằng và hoạt động không hiệu quả. Trung bình khi trẻ sơ sinh được 6 tháng tuổi, việc thức giấc ban đêm rất có thể không phải do đói (tất nhiên, đây là điều luôn phải được xác định với bác sĩ nhi khoa của mỗi em bé). Khi chúng ta cho trẻ bú như một cách để giúp trẻ ngủ trở lại chứ không phải vì thực sự đói, trẻ có nhiều nguy cơ béo phì hơn.
Sử dụng các kỹ thuật xoa dịu khác không chỉ giúp ngăn chặn điều này, mà còn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế của con mình và giúp chúng ngủ độc lập hơn.
Sức khỏe tim mạch
Chúng ta biết rằng chất lượng giấc ngủ kém và thời gian ngủ ngắn ở trẻ em dẫn đến các vấn đề về khả năng tập trung, hành vi, kiểm soát xung động cũng như học tập. Nhưng các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng giấc ngủ kém còn liên quan đến gián đoạn chức năng thần kinh tự chủ, chẩn đoán có vấn đề sức khỏe tim mạch. Việc tiếp tục thức đêm, ngủ muộn không cần thiết còn khiến tần số biến thiên nhịp tim không lành mạnh, cho thấy tầm quan trọng của chất lượng giấc ngủ cao đối với sức khỏe tim mạch ở trẻ em.
Khả năng miễn dịch
Hãy nghĩ về lần cuối cùng bị ốm, bạn có chắc mình có thể ra ngoài và chạy bộ hay không? Chắc chắn là không. Thay vào đó, cơ thể chuyển sang chế độ phục hồi và buộc bạn phải giảm tốc độ và nghỉ ngơi. Em bé của bạn cũng giống như vậy! Đợi đến khi em bé cảm thấy khó chịu mới đảm bảo ngủ đủ giấc sẽ không đủ. Em bé tạo ra các protein chống nhiễm trùng trong khi đang ngủ, khiến giấc ngủ trở thành chất tăng cường miễn dịch.
3. Ngủ trưa có ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm không?
Có vẻ bạn nghĩ việc nhịn ngủ ban ngày sẽ khiến em bé ngủ ngon hơn vào ban đêm, nhưng điều ngược lại mới đúng. Trẻ em khác với người lớn và giấc ngủ ban đêm của chúng bị ảnh hưởng nhiều bởi giấc ngủ ban ngày. Khi không ngủ đủ giấc vào ban ngày, trẻ sẽ mệt mỏi và có xu hướng mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ, thức giấc nhiều hơn vào ban đêm, nói chung là ngủ ít hơn.
Em bé có kiểu ngủ 2 pha (Biphasic), bao gồm ngủ trưa và ngủ ban đêm. Bạn cần chắc chắn con ngủ đủ giấc trong ngày theo độ tuổi của chúng. Việc trẻ sơ sinh chỉ chợp mắt 30 phút ngủ trưa (hoặc chỉ một chu kỳ giấc ngủ) là hoàn toàn bình thường. Mặc dù về mặt phát triển, trẻ sơ sinh bắt đầu kết nối các chu kỳ giấc ngủ vào ban ngày khi gần 5 tháng tuổi, nhưng hoàn toàn có những cách giúp kéo dài giấc ngủ ngắn. Nếu em bé của bạn ngủ trưa quá ngắn, một số nguyên nhân có thể gây ra điều này:
Thủ phạm giấc ngủ trưa quá ngắn
- Căn phòng không đủ tối.
- Giờ đi ngủ quá sớm hoặc quá muộn trong ngày.
- Bạn đang đặt em bé ngủ trong tình trạng buồn ngủ (thay vì hoàn toàn tỉnh táo, hãy để bé tự ngủ).
- Em bé cần sự trợ giúp từ bên ngoài để ngủ trở lại (ví dụ cho bú, đung đưa, ru ngủ).
- Em bé không bú đủ và có thể đói khi đi ngủ trưa.
Mẹo kéo dài thời gian ngủ trưa
- Cố gắng tận dụng “đạo cụ” khi ngủ để xoa dịu tinh thần, chứ không phải đặt em bé xuống ngủ ngay từ đầu (ví dụ cho bú, đung đưa, vỗ nhẹ).
- Tạo môi trường lý tưởng cho giấc ngủ.
- Nếu em bé vẫn còn dưới 6 tháng tuổi, nhanh chóng cho bé ngủ lại theo bất kỳ cách nào bạn có thể (ví dụ vỗ nhẹ, ru ngủ…. để bé ngủ thêm một chu kỳ nữa).
- Rời khỏi không gian của em bé trong suốt thời gian ngủ trưa (nghĩa là nếu em bé không khó chịu hoặc khóc, hãy đứng chờ xem liệu em bé có thể tự ngủ trở lại không).
Những em bé nghỉ ngơi đầy đủ đã được chứng minh sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm lẫn ban ngày. Đây là một chu kỳ liên tục mà chúng ta, với tư cách là cha mẹ, có thể theo dõi để thực hiện những thay đổi khi cần thiết. Một em bé được nghỉ ngơi đầy đủ là một em bé hạnh phúc hơn!
Author:
Phong Nguyễn DươngShare This Article: